Kết quả tìm kiếm cho "người nuôi ở ĐBSCL"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 537
Hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), do Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) tổ chức, nhằm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp bền vững. Đây còn là dịp để nhà nghiên cứu, chuyên gia, người làm chính sách cùng tìm giải pháp ứng phó BĐKH.
Sư phạm là một trong những khoa đào tạo cơ bản đầu tiên gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học An Giang. Suốt 25 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho sứ mệnh “trồng người” cao quý, Khoa Sư phạm cung cấp hơn 13.000 giáo viên thuộc các hệ đào tạo khác nhau cho các cơ sở giáo dục trong tỉnh, khu vực và cả nước.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
TX. Tân Châu nằm ở khu vực phía Bắc tỉnh An Giang, có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội; quốc phòng - an ninh. Nhiều nhiệm kỳ qua, thị xã có mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đóng vai trò “đầu tàu” kéo theo sự phát triển của cả vùng, nhờ vào lợi thế cạnh tranh và động lực tăng trưởng.
Bước vào mùa nước nổi, anh Nguyễn Tấn Tài (xã Vĩnh Trung, TX. Tịnh Biên) mạnh dạn phát triển sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo cho khu khách tham quan, trải nghiệm.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã khuyến khích nông dân sản xuất theo tín hiệu của thị trường, nhờ đó sản phẩm làm ra được tiêu thụ thuận lợi. Từ lúa, cá tra đến rau màu, trái cây, các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh đã mua để xuất khẩu, mang về cho tỉnh nhà mỗi năm gần 1 tỷ USD.
Trong đợt tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và các vị ĐBQH nhận được nhiều câu hỏi “khó” từ cử tri tỉnh nhà. Câu hỏi mang nhiều trăn trở của người dân ở cơ sở, cũng là cách gợi mở vấn đề để đại biểu dân cử tập trung quan tâm, phản ánh đến nghị trường Quốc hội.
Thời gian gần đây, ngư dân nuôi các mặt hàng cá chợ phấn khởi vì giá cá đang ở mức cao. Ngoài cá điêu hồng, rô phi, người nuôi cá lóc, trắm cỏ, cá chép, cá he, hú, basa đều có lợi nhuận.
Những ngày qua, tại ĐBSCL, thương lái các tỉnh đổ xô về xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên), phường Long Sơn (TX. Tân Châu) và một số địa phương khác tìm mua cá điêu hồng, rô phi với giá 50.000 - 51.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Là địa phương miền núi, biên giới, Tri Tôn (tỉnh An Giang) có vị trí chiến lược quan trọng, vùng căn cứ cách mạng kiên cường, nhưng cũng đối mặt nhiều khó khăn do điều kiện khách quan, hậu quả chiến tranh để lại. Trong gian khó, huyện Tri Tôn càng nỗ lực vươn lên, xứng đáng với truyền thống anh hùng, xứng đáng với lịch sử 185 năm hình thành, phát triển (1839 - 2024) và 45 năm tái lập huyện (23/8/1979 - 23/8/2024).
Tuy năng suất thấp, nhưng lúa mùa nổi là loại lúa sạch, có giá trị dinh dưỡng, giá bán cao. Tận dụng nền gốc rạ từ lúa mùa nổi để canh tác rau màu giúp giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, người dân huyện Tri Tôn yên tâm bám lúa mùa nổi, canh tác thuận thiên theo hướng bền vững.
Với Quyết định 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thoại Sơn trở thành huyện nông thôn mới (NTM) đầu tiên trong tỉnh. Đây là “quả ngọt” sau thời gian dài phấn đấu, khắc phục khó khăn, là cơ sở, động lực để An Giang hướng đến mục tiêu xây dựng NTM thành những “miền quê đáng sống”, nơi đáng để quay về và níu chân du khách.